Dòng tiền đang đổ mạnh vào thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng mới nổi

Dòng tiền đang đổ mạnh vào thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng mới nổi


30/09/2022 01:58 PM

Hiện xu hướng và dòng tiền đang đổ vào các thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng mới nổi và có nhiều tiềm năng phát triển nhưng chưa được khai thác, phát huy tối đa như Phan Thiết (Bình Thuận) hay Hồ Tràm (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Dòng tiền đang đổ mạnh vào thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng mới nổi

Chiều 29/9, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) phối hợp cùng Novaland Group tổ chức Tọa đàm và Giao lưu trực tuyến: “Giải mã các kênh đầu tư hiệu quả và bền vững trong bối cảnh hiện nay”.

Nhà báo Phạm Nguyễn Toan - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam dẫn số liệu từ Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam cho thấy, giá bất động sản hiện đã tăng rất mạnh trở lại (thời điểm này đã tăng 30% so với năm 2021 và 50% so với 2019, có phân khúc đã tăng đến 100%).

Bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đang bước vào đà tăng giá mạnh mẽ trong giai đoạn hồi phục hậu Covid-19. Dự báo đến năm 2030, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng sẽ chiếm gần 20% quy mô tài sản bất động sản (đạt 5,3 triệu tỷ đồng, tương đương 230 tỷ USD), tăng thêm 13,8 điểm %, so với 4,8% năm 2018.

"Triển vọng cả trong ngắn hạn và dài hạn thì bất động sản du lịch nghỉ dưỡng vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn và an toàn số 1. Bởi lẽ, ngoài những yếu tố thuận lợi chung của thị trường bất động sản như đã nêu ở trên thì với đà phục hồi mạnh mẽ và sự bùng nổ trở lại của du lịch giai đoạn 2022-2023 sẽ là bước đệm vững chắc cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng trở thành “mỏ vàng” để khai thác và đầu tư với mức sinh lời hấp dẫn. Đặc biệt, các dự thảo sửa đổi Luật tới đây chắc chắn sẽ tháo gỡ những vướng mắc rất lớn về thủ tục đầu tư, quyền sở hữu và chuyển nhượng sản phẩm của thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng", nhà báo Phạm Nguyễn Toan chia sẻ.

Nhà báo Phạm Nguyễn Toan cho biết thêm: “Theo quan sát của chúng tôi, xu hướng và dòng tiền đang đổ vào các thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng mới nổi và có nhiều tiềm năng phát triển nhưng chưa được khai thác, phát huy tối đa, như Phan Thiết (Bình Thuận) hay Hồ Tràm (Bà Rịa - Vũng Tàu)”.

Nhà báo Phạm Nguyễn Toan bổ sung thêm, không chỉ các nhà đầu tư phía Nam mà rất nhiều nhà đầu tư miền Bắc cũng đang hướng dòng tiền vào bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng khu vực phía Nam để làm nơi định cư sinh sống, làm việc, vừa nghỉ dưỡng, khai thác kinh doanh.

Dòng tiền đang đổ mạnh vào thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng mới nổi

Lý giải về sức hút của dòng sản phẩm này, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia nhận định: “Cơ sở nghỉ dưỡng của Việt Nam hiện còn tương đối sơ khai so với nhiều nước nên dư địa phát triển còn rất lớn. Du lịch đã hoạt động mạnh mẽ, sôi động trở lại. Bất động sản đô thị du lịch hiện là phân khúc đáng đầu tư. Dự đoán ngành bất động sản sẽ sớm quay lại quỹ đạo tăng trưởng và phát triển, khi kinh tế đang phục hồi và vấn đề pháp lý sắp tới được tháo gỡ”.

Ông Bùi Văn Doanh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam chia sẻ, hiện nay xu hướng chuyển dịch đầu tư bất động sản du lịch nghỉ dưỡng vào khu vực Nam Trung Bộ ngày càng gia tăng. Cả vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đều có vị trí đẹp, từ Nha Trang vào đến Ninh Thuận và Bình Thuận đều có sự kết nối tốt với Đà Lạt - thành phố sương mù với khí hậu hợp lý và kết nối với đô thị sôi động nhất là TP.HCM.

"Trong 3 địa phương này, tôi thấy Bình Thuận là điểm đến đáng đầu tư, khi dễ dàng kết nối với Nha Trang - điểm đến lý tưởng, đồng thời kết nối với Đà Lạt và TP.HCM thuận lợi. Điểm quan trọng nữa là kết nối dễ dàng giữa Phan Thiết và TP.HCM", ông Doanh cho biết.

Tâm lý của người Việt Nam thường là mua nhà để ở nhưng trong đó vẫn tính đến cơ hội đầu tư. Phan Thiết (Bình Thuận) về vị trí có sự nhỉnh hơn so với các nơi khác. Ví dụ như khách hàng ở TP.HCM sẽ chọn đầu tư vào vị trí gần họ hơn là Phan Thiết.

Sau đại dịch Covid-19, xu hướng đầu tư ngoài để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi ngắn hạn thì mô hình đô thị nghỉ dưỡng phục vụ nhu cầu ở và nghỉ dưỡng lâu dài xuất hiện và có xu hướng trở thành chủ đạo. Sở dĩ như vậy là bởi tính linh hoạt của mô hình sản phẩm này.

TS. Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam bổ sung thêm, xu hướng tăng giá của bất động sản ở Phan Thiết rất ấn tượng. Trước đây, cụ thể là năm 2015, giá bất động sản tại đây chỉ vài ba triệu đồng cho một mét vuông, sau đó mới có sự bùng nổ của các dự án.

Đặc biệt, việc triển khai sân bay, cao tốc vào năm 2019-2020 khiến giá bất động sản thay đổi chóng mặt, giá khoảng 30 triệu đồng/m2. Như vậy tốc độ đã tăng lên 10 lần. Hiện nay giá bình quân của bất động sản tại đây là trên 50 triệu đồng/m2.

"Dự báo Phan Thiết là khu vực được đầu tư mạnh về hạ tầng đô thị, tôi đánh giá trong vài năm tới, nơi đây sẽ không thua kém Đà Nẵng hay Nha Trang", ông Đính cho hay.

Theo ông Nguyễn Văn Đính bổ sung, khách hàng có 8-10 tỷ đồng thì có nhiều lựa chọn, đặc biệt ở những vùng có tiềm năng du lịch. Tuy nhiên, nên lưu ý một số nơi bất động sản du lịch đã phát triển ổn định, khai thác tốt thì mặt bằng giá tương đối cao.

"Đối với condotel, shophouse có giá 4-5 tỷ đồng cho một sản phẩm thì có thể đầu tư ở những khu vực đang phát triển như Thanh Hóa, Bình Định, Bình Thuận. Lý do là những vùng này còn rất nhiều dư địa và chủ đầu tư đang có cơ chế bán hàng tốt. Khách hàng có thể đầu tư ngay bây giờ, bởi nếu đợi khi hoàn thiện rồi thì có thể sẽ không còn cơ hội", ông Đính khuyên nhà đầu tư.

Hiến kế cho việc phát triển các đô thị du lịch tại Bình Thuận, TS. Nguyễn Văn Đính cũng cho rằng: “Với những thế mạnh hiện tại, Bình Thuận cần tập trung đầu tư phát triển một số đô thị mớivà xây dựng những giá trị mới… Vì việc tập trung xây dựng đô thị du lịch, kiến tạo điểm đến du lịch, thu hút một lượng khách khổng lồ về nghỉ dưỡng, vui chơi, mua sắm… sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành nghề kinh doanh, dịch vụ phụ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế toàn diện và bền vững cho địa phương và cả khu vực”.

Theo TS. Cấn Văn Lực, Việt Nam đang có một chiến lược phát triển kinh tế biển rất tốt. Riêng khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đã có 14 tỉnh có kế hoạch phát triển rất rõ.

Trong kế hoạch phát triển khu vực Nam Trung Bộ, tốc độ tăng trưởng được dự định lên mức 8-9% đến năm 2030 nên vùng này rất nhiều tiềm năng trong những năm tới. Ở khu vực này, chúng tôi đánh giá Nha Trang đã khá bão hòa, còn Phú Quốc, Phan Thiết vẫn rất nhiều tiềm năng.

Xem thêm: Căn hộ Cadia Quy Nhơn

Theo báo: Thời báo ngân hàng